Công dụng của cây Duối đối với sức khoẻ con người

Cây Duối là một loại cây quen thuộc trong dân gian, được sử dụng trong các bài thuốc đông y với tác dụng phổ biến như cầm máu, giải độc, chống dị ứng, kháng khuẩn, chữa chướng bụng, phù thũng, sâu răng, tiểu đục và ngăn ngừa ung thư….Hãy cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của thảo dược này nhé.!

Cây Duối có tên khác là cây ruối, May xói, Duối nhám, Duối dai

1. Cây Duối là gì?

Theo cho biết của Giảng viên Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur: Cây Duối có tên khác là cây ruối, May xói, Duối nhám, Duối dai. Danh pháp khoa học của cây Duối là Streblus asper Lour., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Cây duối là loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 4 – 6m, thân cây được chia nhiều nhánh đâm chéo tạo thành bụi cứng, thân có mủ trắng. Cây duối thường được thường được người dân dùng làm hàng rào bao quanh nhà cửa tại nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam.

Lá duối mọc so le, có hình bầu dục, cứng, mặt lá nhám, mép lá có các răng cưa nhỏ.

Hoa duối cái nhỏ, hình cầu, màu xanh lục và mọc đơn lẻ 1 hoa. Hoa đực mọc thành cụm, mỗi cụm hoa đực có từu 10-12 hoa, có màu vàng.

Quả duối hình cầu và hơi dẹt, kích thước nhỏ gần bằng đầu ngón út. Khi chín, quả có màu vàng, vị ngọt và ăn được. Mùa hoa quả vào tháng 6 – 11.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây duối là lá, thân, rễ và nhựa. Thu hái dược liệu quanh năm, có thể dùng tươi và khô.

Thành phần hóa học trong cây duối là nhựa (resin) chiếm khoảng 76%, cao su 24%; Acid oleanolic; β – sitosterol, Botulin, Tetracontan – 3 – on, N – triacontan, Stigmasterol, lupeol, α-amyrin axetat, lupeol axetat, β-sitosterol, α-amyrin, strebloside, mansonin, glycosid tim từ vỏ rễ của cây (gồm các chất như kamloside, asperoside, cannodimemoside, strophalloside, strophanolloside, strebloside, indroside).

2. Công dụng của cây Duối đối với sức khoẻ con người

Theo y học cổ truyền

Cây Duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng, chống giun chỉ, chống ung thư, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống sốt rét, làm sạch răng miệng, chống giun chỉ, chống ký sinh trùng và diệt côn trùng, trợ tim. Chất đắng của vỏ cây duối có tác dụng đối với cơ tim tương tự như adrenalin, Streblosid có thể tác dụng tương tự với digitoxin.

Bảo vệ tim mạch

Chiết xuất etanolic toàn phần được phân lập từ vỏ rễ cây có tác dụng hạ huyết áp, và tác dụng nhất định với cơ tim.

Chống ung thư

Chiết xuất metanol và dichloromethane của vỏ thân cây duối có chứa hai glycoside tim strebloside và mansonin có tác dụng gây độc tế bào trong hệ thống nuôi cấy tế bào.

Hoạt tính kháng khuẩn

Chiết xuất ethanol từ lá và cành của cây duối có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans.

Lá duối

Công dụng của cây duối

Quả duối: dùng để ăn có vị ngọt và thơm.

Lá duối: dùng sao vàng chữa kiết lỵ, băng huyết, chữa đau bụng ỉa chảy ở trâu bò, giã nhuyễn xoa bóp chữa bại liệt, chữa nắng nóng. Lá non giã nhuyễn, thêm ít vôi tôi, sau đó đắp vết thương giúp cầm máu. Lá duối còn dùng đánh bóng đồ gỗ và làm thức ăn cho gia súc.

Vỏ duối: dùng chữa sâu răng, sốt, đau bụng, tiêu chảy, lỵ, đái đục, bí đái, họ, lao phổi, phong thấp đau nhức, chó dữ cắn, chữa gãy xương (đắp bó). Vỏ duối dùng dệt túi, chế bông nhân tạo và làm giấy.

Nhựa duối: dùng chữa lở chốc, đinh sang, nhức đầu (Dùng dán hai bên thái dương)

Cành và rễ duối: Làm thuốc thông tiểu, chữa bụng trướng dưới dang thuốc sắc.

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Duối

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Duối được các Y sĩ Trung cấp Y học cổ truyền tổng hợp và chia sẻ:

Bài thuốc chữa phù thũng

Chuẩn bị: Lá Duối 12g, vỏ Bưởi (sao vàng) 12g, cây Bố rừng 12g, vỏ Tỏi 10g, vỏ Quýt 12g, củ Sả 10g. Sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml, uống mỗi thang 2 nước trong 1 ngày.

Bài thuốc chữa đái đục

Chuẩn bị: Dùng vỏ rễ Duối, vỏ rễ Nhót, mỗi vị 20g, sắc uống hằng ngày.

Bài thuốc bó gãy xương

Chuẩn bị: Lấy vỏ duối giã với bẹ Chuối tiêu, lá Thanh táo và dây Tơ hồng, dùng đắp bó.

Bài thuốc chữa sâu răng

Dùng vỏ Duối sắc đặc ngậm

Tóm lại, Cây Duối là vị thuốc trong dân gian với nhiều công dụng cho sức khỏe con người được sử dụng điều trị hiệu quả một số bệnh tại nhà. Tuy nhiên, để dùng an toàn và có hiệu quả, người bệnh cần tham khảo hướng dẫn của của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây Duối trong phòng và chữa bệnh.

Nguồn: DSCK1. Nguyễn Hồng Diễm – trungcapykhoapasteur.edu.vn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *