Dù Y học Hiện đại đang bùng nổ, Y học Cổ truyền vẫn khẳng định vị trí không thể thay thế, đặc biệt khi xã hội ngày càng ưa chuộng phương pháp chữa bệnh tự nhiên. Sự gia tăng số sinh viên theo học ngành này đã dấy lên nhiều câu hỏi, trong đó nổi bật là phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền hiện nay. Bạn có tò mò về những cơ hội nghề nghiệp mà ngành này mang lại?
- Tại sao Y học Cổ truyền đang trở thành nghề ‘hot’? Thu nhập liệu có xứng đáng?
- Các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền cực hiệu quả
- Học Trung cấp Y học cổ truyền có liên thông lên Bác sĩ Y học cổ truyền
Phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền rất đa dạng
Hiện nay, Y học Cổ truyền vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thay thế trong hệ thống y tế. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội ngày càng chú trọng đến việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên, Y học Cổ truyền đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người. Sự gia tăng tỷ lệ sinh viên theo học ngành này đã dẫn đến nhiều câu hỏi liên quan, trong đó nổi bật nhất là thắc mắc về phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền trong tình hình hiện nay. Các bạn sinh viên và người quan tâm đang tìm hiểu về những lĩnh vực mà Y sĩ Y học Cổ truyền có thể tham gia, cũng như những cơ hội nghề nghiệp mà ngành này mang lại.
Khám phá phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền: Những lĩnh vực tiềm năng!
Phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền được quy định chi tiết trong phụ lục XI của Danh mục Kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh, kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ban hành ngày 31/12/2023 bởi Bộ trưởng Bộ Y tế. Theo đó, Y sĩ Y học Cổ truyền có quyền thực hiện tổng cộng 590 kỹ thuật chuyên môn, bao gồm:
- Y học Cổ truyền: 480 kỹ thuật
- Phục hồi chức năng: 26 kỹ thuật
- Hệ tuần hoàn: 6 kỹ thuật
- Hệ hô hấp: 15 kỹ thuật
- Hệ thần kinh: 8 kỹ thuật
- Hệ tiêu hóa: 18 kỹ thuật
- Toàn thân: 20 kỹ thuật
- Hệ thận tiết niệu: 3 kỹ thuật
- Da liễu: 2 kỹ thuật
- Nội tiết: 4 kỹ thuật
- Da và lớp bao phủ: 7 kỹ thuật
- Mắt: 1 kỹ thuật
Dưới đây là tổng hợp phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền, cùng với một số kỹ thuật tiêu biểu trong từng lĩnh vực:
- Y học Cổ truyền
- Mai hoa châm
- Nhĩ châm
- Điện châm
- Xông hơi thuốc
- Sắc thuốc thang
- Bó thuốc
- Chườm ngải
- Luyện tập dưỡng sinh
- Điện nhĩ châm điều trị sa trực tràng
- Nhĩ châm điều trị béo phì
- Điện châm điều trị đau lưng
- Xoa bóp bấm huyệt điều trị choáng, ngất
- Cứu điều trị giảm thính lực thể hàn
- Giác hơi điều trị ngoại cảm phong hàn
- …
- Phục hồi chức năng
- Điều trị bằng tia hồng ngoại
- Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng)
- Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người
- Tập lăn trở khi nằm
- Tập đi trên các địa hình khác nhau (dốc, sỏi, gồ ghề,…)
- …
- Hệ tuần hoàn
- Theo dõi huyết áp liên tục không xâm nhập tại giường
- Ghi điện tim cấp cứu tại giường
- Ép tim ngoài lồng ngực
- …
- Hệ hô hấp
- Hút đờm qua ống nội khí quản
- Thở oxy qua gọng kính
- Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản
- …
- Hệ thần kinh
- Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường
- Gội đầu cho người bệnh trong các bệnh thần kinh
- Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN
- …
- Hệ tiêu hóa
- Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa
- Đặt ống thông dạ dày
- Thụt tháo
- …
- Toàn thân
- Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch
- Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê
- Tắm cho người bệnh tại giường
- …
- Hệ thận tiết niệu
- Đặt sonde bàng quang
- Đo lượng nước tiểu 24 giờ
- …
- Da liễu
- Điều trị bệnh da bằng ngâm, tắm
- Đắp mặt nạ điều trị một số bệnh da
- …
- Nội tiết
- Thay băng trên người bệnh đái tháo đường
- Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện
- …
- Da và lớp bao phủ
- Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt
- …
- Mắt
- Tra thuốc nhỏ mắt
Danh sách trên không chỉ thể hiện sự phong phú trong các kỹ thuật mà Y sĩ Y học Cổ truyền có thể thực hiện mà còn khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Có thể thấy rằng phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền rất đa dạng. Sau khi hoàn thành chương trình học, các Y sĩ sẽ trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc theo quy định của Luật khám chữa bệnh. Họ có thể làm việc tại các khoa, bệnh viện Y học Cổ truyền, hoặc các phòng khám Đông Y hợp pháp. Với nhiều danh mục kỹ thuật phong phú, Y sĩ Y học Cổ truyền có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên, một vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm là liệu Y sĩ trong ngành này có thể chịu trách nhiệm về chuyên môn tại các phòng khám hay không.
Y sĩ Y học Cổ truyền hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò người chịu trách nhiệm chuyên môn cho phòng khám Đông Y
Y học Cổ truyền và vai trò chuyên môn tại phòng khám?
Một trong những điều kiện để mở phòng khám Y học Cổ truyền là phải đáp ứng các tiêu chí về nhân sự. Cụ thể:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn cho phòng khám Y học Cổ truyền phải là Bác sĩ hoặc Y sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền, hoặc có giấy chứng nhận lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp. Ngoài ra, họ cũng có thể là những người sở hữu bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền và có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thuộc Y học Cổ truyền.
- Y sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền cần có ít nhất 48 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Y học Cổ truyền.
Với những điều kiện này, Y sĩ Y học Cổ truyền hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò người chịu trách nhiệm chuyên môn cho phòng khám Đông Y. Nhiệm vụ của Y sĩ sẽ bao gồm: tổ chức khám chữa bệnh cho người bệnh, thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo quy định, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người bệnh, duy trì các điều kiện cần thiết trong phạm vi chuyên môn, và tuân thủ quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trở thành người chịu trách nhiệm chuyên môn tại phòng khám là một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ, cho phép họ làm việc đúng chuyên ngành với mức lương hấp dẫn. Nhận thấy điều này, số lượng sinh viên theo học Y học Cổ truyền đang gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, để trở thành một chuyên gia vững vàng cả về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn, không phải ai cũng nắm rõ con đường cần phải đi.
Khám phá con đường trở thành Y sĩ Y học cổ truyền
Để trở thành Y sĩ Y học Cổ truyền, điều đầu tiên các bạn cần chú ý là hệ thống đào tạo. Thí sinh có thể lựa chọn học hệ Cao đẳng với thời gian từ 2,5 đến 3 năm để đạt được chức danh Y sĩ trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, dù bạn làm việc trong cơ sở nhà nước hay tư nhân, việc sở hữu chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học Cổ truyền là điều kiện bắt buộc.
Nếu các bạn muốn ra trường nhanh chóng với chi phí học tập thấp, có thể lựa chọn học Trung cấp Y học Cổ truyền tại Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur. Chương trình đào tạo tại đây kéo dài từ 1- 2 năm (tuỳ thuộc vào bằng cấp hiện tại của thí sinh đang có). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các bệnh viện, khoa Y học Cổ truyền ở cấp tỉnh, huyện, hoặc phòng y tế. Nếu muốn mở quầy thuốc, các bạn cần có thêm 1 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở khám – chữa bệnh Y học Cổ truyền.
Năm 2024, Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur tuyển sinh ngành Y học Cổ truyền thông qua hình thức xét tuyển, thí sinh chỉ cần đạt yêu cầu tốt nghiệp THPT trở lên, sau đó thực hiện ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN trên website của trường hoặc:
Liên hệ Trực tiếp tại 1 trong 2 cơ sở:
– Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur cs Hà Nội:
- Địa chỉ: Phòng 506 Tầng 5, Nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).
- Fanpage: facebook.com/TrungcapYkhoaPasteurHaNoi
– Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur cs Sài Gòn:
- Địa chỉ: 37 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
- Fanpage: facebook.com/TruongTrungcapYkhoaPasteur.TPHCM
Liên hệ hotline tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền:
- Hotline: 08.6295.6295. Zalo tư vấn: 08.6295.6295